Lịch sử Quân_chủ_Đan_Mạch

  1. Thời tiền vương quốc:

Chế độ quân chủ Đan Mạch tồn tại hơn 1.000 năm, làm cho nó trở thành chế độ quân chủ tồn tại lâu thứ tư trên thế giới, sau Hoàng gia Nhật Bản và một số nhà nước quân chủ lâu đời nhất ở châu Âu còn tồn tại (Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha....). Nhà nước quân chủ Đan Mạch được khai sinh bởi quốc vương Gorm "Già", con trai của Harthacnut, người đã trị vì trong những năm đầu thế kỷ 10[4].

Người Đan Mạch đã thống nhất đất nước và theo đạo Thiên Chúa từ năm 965 bởi quốc vương Harald I "Răng xanh" (Bluetooth), sự kiện đó được ghi trong các bia ký viết bằng chữ đá Jelling. Dù không tin được sự chính xác của nguồn tư liệu trên, nhưng điều đó có thể được chứng minh bởi các cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ từ Hedeby, qua Jutland, đảo Đan Mạch và vào miền nam ngày nay là Thụy Điển; Scania và có lẽ Halland. Hơn nữa, bia ký chữ Jelling trên đá cũng chứng thực Harald cũng "giành" Na Uy.  Là con trai của Harald, Sweyn I Forkbeard (Svend I "Râu chẻ đôi") gắn kết một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược nước Anh; và cuộc xâm lược này được hoàn thành bởi con trai của Svend, Knud II Đại đế vào giữa thế kỷ XI. Triều đại Knud II Đại đế được xem là đỉnh cao của Đan Mạch thời đại Vikings: lãnh thổ rộng lớn, gồm Đan Mạch (1018), Na Uy (1028), Anh (1035); và có các hoạt động quấy phá vùng ven biển phía đông nước Đức

Vị vua cuối cùng là hậu duệ của Valdemar IV, Christopher III của Đan Mạch, đã chết trong 1448. Sau đó, Christian của Oldenburg là hậu duệ của Richeza (dì ruột của Valdemar IV), đã được chọn làm người kế nhiệm quốc vương Đan Mạch, dưới niên hiệu Christian I.

2. Tuyệt đối

Tuy nguyên tắc bầu chọn quốc vương vẫn là "tự chọn", nhưng thực tế chỉ có con trai cả mới được kế ngôi vua cha. Thời Frederick III, nhà vua ban hành Luật Kongeloven (hay còn gọi là Luật Lex Regia) có hiệu lực từ ngày 14 tháng 11 năm 1665 và được công bố rộng rãi vào năm 1709[5]. Theo đó, những người kế vị ngai vàng phải là hậu duệ của vua Đan Mạch Frederik; danh sách kế vị sẽ ghi theo luật Salic (nam trước-nữ sau, giữa các anh chị em theo thứ tự lớn trước nhỏ sau; và giữa các hậu duệ thay thế dòng xa của Vua Frederick III theo thứ tự dòng họ lớn trước, dòng họ nhỏ sau...). Với đạo luật này, nhà nước quân chủ Đan Mạch sẽ theo cha truyền - con nối; con trai trưởng sẽ kế vị vua cha (Nghị định Hoàng gia 1665).

3. Kỳ hiến pháp

 Ngày 5/6/1849, dưới ảnh hưởng của cách mạng năm 1848, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới xây dựng chế độ quân chủ lập hiến cho Đan Mạch[6].

Các vị vua Đan Mạch của dòng họ Oldenburg, truyền tới thời vua Frederick VII lại có vấn đề xảy ra. Vị vua này cưới 3 hoàng hậu, nhưng không bà nào có con nên khi vua mất, không có ai nối dõi. Điều đó dẫn tới mâu thuẫn và tranh chấp quyền kế vị ngôi vua giữa các công quốc - nhất là công quốc như Schleswig, Holstein hay Lauenburg. Để thống nhất, Nghị định thư London ký năm 1852 về sửa đổi về luật kế vị của các công quốc ở lưu vực sông Elbe. Theo đó, Công tử Christian của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg sẽ trở thành người kế vị ngai vàng của Vương quốc Đan Mạch cũng như của các công quốc Schleswig, Holstein và Lauenburg, mặc dù ông không phải là con trai của Đức vua tiền nhiệm. Hoàng tử Christian của Glücksborg lên ngôi chính thức vào ngày 15 Tháng 11 năm 1863 với hiệu là Christian IX, là vị vua đầu tiên của Đan Mạch của họ Glücksborg, một chi nhánh của dòng họ Hạ Oldenburg. Christian trở thành vị vua uy quyền nhất châu Âu, khi ông ta sở hữu mối quan hệ rộng rãi với các triều đại đang cầm quyền ở Âu châu: con gái Alexandra kết hôn Edward VII của Vương quốc Anh; công chúa Dagmar cưới Alexander III của Nga và Công chúa Thyra cưới Thái tử Ernst August của Hanover. Con trai của ông, Vilhelm đã trở thành George I của Hy Lạp; cháu nội của ông là Carl trở thành vua Haakon VII của Na Uy. Cho đến ngày nay, các dong họ Hoàng gia Đan Mạch vẫn còn cai trị hầu hết các triều đại ở các nước châu Âu khác[7].

Các sửa đổi trên vẫn còn có hiệu lực đến hàng trăm năm sau, cho đến khi Đạo luật Salic được sửa đổi ngày 27/3/1953 quy định về quyền ưu tiên kế vị dành cho nam giới (nghĩa là nữ giới sẽ chỉ có quyền được kế vị ngai vàng khi họ không có anh em trai). Năm 2009, những quy định về luật kế vị lại một lần nữa được sửa đổi, theo đó, các công chúa sẽ được xếp trước các em trai của mình trong danh sách kế vị.